Giá thép xây dựng hôm nay 1/9, các thương hiệu trong nước thông báo thay đổi giá bán. Trên sàn giao dịch Thượng Hải quay đầu giảm xuống mức 5.266 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thép Hòa Phát tăng giá bán, thép cuộn CB240 tăng 70 đồng hiện ở mức 16.160 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng nhẹ 20 đồng lên mức giá 16.310 đồng/kg.
Thép Việt Ý giảm giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 giảm 60 đồng xuống mức 16.060 đồng/kg; tương tự thép D10 CB300 giảm 60 đồng xuống mức giá 16.260 đồng/kg.
Với thép Việt Mỹ điều chỉnh giá tăng 20 đồng, dòng thép cuộn CB240 tăng lên mức 16.160 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.060 đồng/kg.
Thép Việt Sing với 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 giảm mạnh 100 đồng xuống mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 50 đồng lên mức 16.440 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát tăng mạnh giá bán, 2 sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 tăng 170 đồng chạm mức 16.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 70 đồng có giá 16.360 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ tăng mạnh giá bán, hiện thép cuộn CB240 đang có mức giá 16.010 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 20 đồng lên mức 16.060 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát thay đổi giá bán, với dòng thép cuộn CB240 tăng lên mức 16.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.360 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép cuộn CB240 giảm mạnh 100 đồng xuống mức 16.090 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 tăng giá 16.240 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ tăng giá bán, hiện thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.060 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 69 Nhân dân tệ xuống mức 5.266 Nhân dân tệ/tấn. Theo ghi nhận trong nửa đầu năm, các biện pháp kiểm soát đối với dự án tiêu thụ nhiều năng lượng ở một số khu vực của Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu đề ra.
Tỉnh Quảng Tây hiện đã yêu cầu 6 nhà sản xuất thép không gỉ trong khu vực hạn chế sản xuất để đáp ứng chủ trương kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng và khí thải.
Song các nhà phân tích nhận định rằng, tác động từ việc kiểm soát sản lượng có thể bị hạn chế do nhu cầu tiêu thụ theo mùa vẫn chưa được cải thiện.
Theo Nippon Steel, kế hoạch giảm lượng khí nhà kính của Trung Quốc đang tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà máy sản xuất thép trên toàn thế giới vì chính sách này làm giảm sản lượng thép của đất nước tỷ dân và đẩy giá thành của quặng sắt – nguồn nguyên liệu chính để luyện thép, hạ nhiệt đáng kể.
Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Phó Chủ tịch Takahiro Mori của Nippon Steel, cho biết hãng thép lớn nhất Nhật Bản và hiện xếp thứ 5 thế giới theo sản lượng đang trên đà vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Kết quả kinh doanh vượt trội của Nippon Steel có được là nhờ giá thép tăng cao và giá quặng sắt rớt mạnh thời gian gần đây. Hai yếu tố này giúp mở rộng biên lợi nhuận của công ty thép lớn nhất Nhật Bản, ông Mori nhấn mạnh.
Trong nửa đầu năm nay, các nhà máy tại Trung Quốc xuất xưởng thép thô ở mức cao kỷ lục. Song, Bắc Kinh vẫn đặt mục tiêu giữ tổng sản lượng năm 2021 tương đương mức của năm ngoái.
Chuyên gia phân tích Rohan Kendall của Wood Mackenzie nhận xét: “Mục tiêu của chính phủ Trung Quốc buộc các hãng thép nội địa phải cắt giảm mạnh sản lượng trong nửa còn lại của năm 2021”.
Trong tháng 7 năm nay, sản lượng thép của đất nước tỷ dân giảm 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Bloomberg, ngành công nghiệp thép chiếm khoảng 15% tổng lượng khí thải carbon của Trung Quốc và là trọng tâm trong kế hoạch môi trường đầy tham vọng của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.
Động thái chính sách của Trung Quốc, vốn được dự đoán sẽ kéo dài đến hết năm 2021, đã khiến giá quặng sắt mất khoảng 30% kể từ giữa tháng 7. Trong khi đó, giá thép cán nóng tại nước này vẫn ổn định trong vài tháng qua.
Phó Chủ tịch Mori của Nippon Steel nhấn mạnh: “Chính sách cắt giảm sản lượng và hạn chế xuất khẩu thép của Trung Quốc không chỉ có lợi cho chúng tôi mà còn cho tất cả hãng thép khác”.
Theo kinhtedothi.vn