Indonesia concerned about steel construction imports rising again

Hiệp hội Sắt thép Indonesia (IISA) dự báo, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của nước này tiếp tục gia tăng, kéo theo sự gia tăng về sắt thép nhập khẩu.

Theo Bộ Công Thương Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu thép của Indonesia đã tăng trở lại trong nửa đầu của năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho đến cuối năm.

Theo Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia-BPS, nhập khẩu sắt thép trong nửa đầu năm nay của nước này tăng 51,2% so với cùng kỳ năm 2020, với giá trị kim ngạch lên tới 5,36 tỷ USD từ mức 3,54 tỷ USD của năm 2020.

Hiệp hội Sắt thép Indonesia (IISA) dự báo, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của nước này tiếp tục gia tăng, kéo theo sự gia tăng về sắt thép nhập khẩu.

Tuy nhiên, Hiệp hội IISA cảnh báo, các công ty nhập khẩu và sản xuất thép nước ngoài đang lợi dụng các lỗ hổng quản lý của Indonesia để chuyển đổi mục đích sử dụng sắt thép nhập khẩu sang sử dụng cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.

Một trong những cách thức mà được sử dụng đó là nhập khẩu sắt thép phục vụ ngành công nghiệp ô tô nhưng thực chất sau đó sẽ chuyển sang sử dụng cho xây dựng hạ tầng.

Hiệp hội IISA liệt kê 07 loại thép nhập khẩu và sau đó sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cụ thể là thép cán nóng (HRC), thép tấm, thép cuộn cán nguội (CRC), thép cuộn, thép thanh, thép hình và thép mạ.

7 loại thép này cũng có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp phái sinh khác.

Dựa trên dữ liệu của IISA, khối lượng nhập khẩu của bảy loại thép này tiếp tục tăng trong giai đoạn 2016–2019. Năm 2020, lượng nhập khẩu của 07 loại thép này đã giảm 34,21% xuống 4,76 triệu tấn.

IISA nhận thấy rằng, khối lượng của 07 loại thép nhập khẩu đã tăng 15% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 3,01 triệu tấn. Trong đó, nhập khẩu thép carbon tăng 6,97% lên 1,91 triệu tấn, nhập khẩu thép hợp kim tăng 33,25%.

Hiệp hội IISA nghi ngờ rằng, đã có hành vi chuyển đổi mã HS đối với thép xây dựng nhập khẩu và việc trợ cấp trá hình và nhập khẩu thép không đạt tiêu chuẩn quốc gia SNI vẫn đang diễn ra. Hiệp hội IISA nhận định: “Sản phẩm sắt thép nhập khẩu phải được giám sát, không để hàng nhập khẩu chiếm lĩnh thị trường trong nước bằng những trò gian lận”

 

 

Tuy nhiên, chỉ khoảng 13% sản lượng thép toàn cầu trong năm ngoái do Liên minh châu Âu (EU), Anh, và Bắc Mỹ sản xuất, theo WSA. Trong khi đó, Trung Quốc chiếm đến 57% sản lượng thép thế giới và trong đó khoảng 90% được sản xuất bằng lò cao gây ô nhiễm, nhà cung ứng than BHP cho hay.

Giới phân tích lưu ý rằng số lượng nhà máy luyện thép đặt mục tiêu trung hòa carbon tại Trung Quốc thấp hơn đáng kể so với ở phương Tây.

Theo Vietnambiz